“Đi trước để thắng” – Cơ hội từ Thỏa thuận Xanh châu Âu cho doanh nghiệp Việt

Ngôn ngữ

  • Tiếng Việt
  • English
Vinno

 

 Xuất khẩu xanh không còn là lựa chọn, mà đang trở thành điều kiện bắt buộc nếu doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam muốn tiến sâu vào EU và các thị trường khác. 

EU đang triển khai loạt chính sách mới như chiến lược “Từ trang trại đến bàn ăn”, với những yêu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn sản phẩm:

  • Giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật và dư lượng ở mức tối thiểu cho phép;
     
  • Giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và dư lượng trong sản phẩm động vật;
     
  • Gia tăng yêu cầu xanh trong thiết kế bao bì;
     
  • Minh bạch thông tin sản phẩm, nhãn mác, nguồn gốc;
     

Vào ngày 25 tháng 7 năm 2024, Chỉ thị thẩm định phát triển bền vững của doanh nghiệp (CS3D) đã chính thức có hiệu lực, buộc các công ty châu Âu phải chịu trách nhiệm không chỉ đối với tác động của hoạt động của họ lên môi trường và quyền con người, mà còn đối với toàn bộ các công ty con và các đối tác trong chuỗi giá trị.

Theo chỉ thị này, các công ty có từ 1.000 nhân viên trở lên bắt buộc phải tiến hành thẩm định và báo cáo về tính bền vững trong tất cả các khâu của chuỗi cung ứng. Điều này tạo ra yêu cầu rất cao đối với các nhà cung cấp ở các quốc gia xuất khẩu — đặc biệt trong ngành nông sản, thực phẩm — buộc họ phải chứng minh được thực hành sản xuất bền vững và có hệ thống giám sát hiệu quả để nhận diện và giảm thiểu rủi ro vi phạm nhân quyền và gây hại đến môi trường.

Đối với các nhà xuất khẩu, điều này có nghĩa là cần phải:
- Xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc minh bạch, từ nông dân đến sản phẩm cuối cùng.
- Ghi chép và báo cáo rõ ràng về điều kiện lao động, bảo vệ môi trường, không có lao động trẻ em, không phá rừng.
- Đào tạo và làm việc chặt chẽ với nông dân và các hợp tác xã để nâng cao nhận thức và thực hành bền vững.
- Cập nhật quy trình kiểm soát chất lượng, vì việc đáp ứng các yêu cầu bền vững sẽ đi đôi với việc cải thiện chất lượng sản phẩm đầu ra (ví dụ: nông sản sạch hơn, ít dư lượng hóa chất, sản phẩm đồng đều hơn).

Thích ứng sớm = lợi thế cạnh tranh. Không chỉ riêng EU, xu hướng “xanh hóa” đang lan rộng mạnh mẽ tại các thị trường lớn như Mỹ, Anh, Nhật Bản, Australia... Việc chuẩn hóa quy trình sản xuất ngay từ bây giờ sẽ giúp nông sản Việt mở rộng cơ hội xuất khẩu, xây dựng lợi thế dài hạn trên thị trường toàn cầu.

GEVA là dự án Thúc đẩy xuất khẩu xanh và tiêu chuẩn bền vững tự nguyện (VSS) mà chúng tôi đang triển khai, với mục tiêu đồng hành cùng doanh nghiệp Việt:
- Nâng cao năng lực đáp ứng các tiêu chuẩn VSS quốc tế
- Đạt chuẩn xuất khẩu để mở rộng thị trường
- Kết nối hiệu quả giữa doanh nghiệp Việt và các đối tác toàn cầu

 

Chi tiết tại: https://trungtamwto.vn/xuat-khau-xanh/tin-tuc/24993-thoa-thuan-xanh-chau-au-nong-san-thuc-pham-va-det-may-can-nam-bat-co-hoi-nguoi-di-truoc